Hoạt động Vùng nước quốc tế toàn cầu
Trong mọi trường hợp, nước được biết đến không có ranh giới về mặt chính trị. Trên toàn cầu có hơn 280 lưu vực sông và hơn 300 tầng nước ngầm băng qua các ranh giới chính trị của hai hay nhiều quốc gia. Các lưu vực bao phủ khoảng một nửa bề mặt đất của Trái đất và là nơi sinh sống của khoảng 40% dân số toàn cầu. Đa số các hệ sinh thái biển lớn (LMEs) trên thế giới được chia sẻ bởi hai hay nhiều quốc gia. LMEs chiếm hơn 85% lượng cá đánh bắt của thế giới và cung cấp một bộ phận các dịch vụ sinh thái như môi trường sinh sản thiết yếu, bảo vệ bờ biển tự nhiên, hấp thụ và lưu trữ các bon.
Lĩnh vực trọng tâm vùng nước quốc tế GEF được hình thành để hỗ trợ các nước cùng nhau quản lý lưu vực bề mặt nước liên quốc gia, các lưu vực nước ngầm, các hệ thống biển và ven biển để cho phép việc chia sẻ lợi ích sử dụng của các nước. Thông qua lĩnh vực trọng tâm nguồn nước quốc tế, GEF giải quyết một vấn đề duy nhất trong Chương trình nghị sự nước toàn cầu: thúc đẩy hợp tác xuyên biên giới và xây dựng lòng tin giữa các quốc gia bị kẹt trong các cuộc xung đột phức tạp và lâu dài về sử dụng nước.
Mục tiêu của lĩnh vực trọng điểm nguồn nước quốc tế là thúc đẩy cùng nhau quản lý các hệ thống nước xuyên biên giới và việc thực thi khi có đầy đủ các chính sách, pháp luật và cải cách thể chế, các khoản đầu tư góp phần vào sử dụng bền vững và duy trì các dịch vụ sinh thái. Một trong những yếu tố chính phía sau sự thành công lâu dài của lĩnh vực trọng điểm nguồn nước quốc tế đó là cách tiếp cận chiến lược và mục tiêu xuyên suốt, bao gồm các hoạt động nghiên cứu chung, xây kế hoạch chiến lược đa quốc gia, thực hiện các cải cách quản trị và đầu tư.