Thí điểm tiếp cận tích hợp

Giải quyết một cách tổng hợp các nguyên nhân gây suy thoái môi trường

Chiến lược GEF 2020 mới nhấn mạnh sự cần thiết của việc hỗ trợ sự biến đổi rõ rệt và đạt được những tác động trên quy mô rộng lớn hơn. Chiến lược này yêu cầu GEF tập trung vào các nguyên nhân gây suy thoái môi trường, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các bên liên quan và các hoạt động mang tính sáng tạo và có khả năng nhân rộng.

Ba chương trình –Thúc đẩy tính bền vững và khả năng thích ứng an ninh lương thực ở cận Sahara Châu Phi, thành phố bền vững, và loại bỏ phá rừng khỏi chuỗi cung cấp hàng hóa – sẽ kiểm chứng tính hiệu quả của các cách tiếp cận tổng hợp để giải quyết các thách thức môi trường toàn cầu có mối liên kết và cần giải quyết trong một khoảng thời gian có hạn.

Các chương trình này phù hợp với chủ đề ưu tiên của Mục tiêu Phát triển bền vững sau năm 2015, và là nội dung quan trọng của chiến lược GEF 2020:

– Giải quyết các nguyên nhân gây suy thoái môi trường – Các chương trình sẽ nghiên cứu và thúc đẩy các can thiệp giải quyết các nguyên nhân cơ bản gây suy thoái môi trường toàn cầu, và hỗ trợ hình thành hợp tác đối tác giữa các bên liên quan xung quanh các giải pháp cho cácthách thức môi trường phức tạp.

– Hỗ trợ các hoạt động sáng tạo và khả năng nhân rộng – Các chương trình sẽ thúc đẩy và hỗ trợ các sáng kiến trong hoạt động và tập trung vào các hoạt động có thể nhân rộng trên nhiều quốc gia, nhiều vùng và nhiều ngành thông qua chuyển đổi chính sách, thị trường hoặc hành vi.

– Mang lại các tác động lớn nhất vàchi phí-hiệu quả – Các chương trình sẽ tiếp tục tập trung vào tối đa hóa lợi ích môi trường toàn cầu bằng cách đầu tư vào các giải pháp hiệu quả đối với những thách thức nghiêm trọng về môi trường.

 

Thành phố bền vững

Các thành phố là đầu vào quan trọng để giải quyết các nguyên nhân của ba xu hướng gây suy thoái môi trường toàn cầu chính: đô thị hóa, gia tăng tầng lớp trung lưu, và gia tăng dân số. Vai trò của các thành phố phát triển bền vững cần phải được khẳng định. GEF triển khai chương trình tổng hợp 100 triệu USD về thành phố bền vững với sự tham gia của các đối tác chủ chốt để xây dựng các mô hình về chỉ số thực hiện hài hòa và, lần đầu tiên, mang lại lợi ích môi trường toàn cầu. Các mô hình này sẽ cung cấp hỗ trợ chính sách và quản trị để thúc đẩy công tác kiến trúc, quy hoạch, và quản lý đô thị một cách tổng hợp từ đó mang lạitính bền vững và tính chống chịu cũng như quản lý hệ sinh thái một cách hợp lý.

 

Loại bỏ phá rừng khỏi chuỗi cung cấp hàng hóa

Việc cung cấp lương thực cho cộng đồng có dân số ngày càng tăng và đáp ứng nguyện vọng của tầng lớp trung lưu toàn cầu gia tăng là các vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách, tuy nhiên việc này để lại những tác động không nhỏ đối với môi trường. Ba mặt hàng đậu nành, thịt bò và dầu cọ chịu trách nhiệm cho 80% nạn phá rừng nhiệt đới trên toàn thế giới, làm giảm việc cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái như nước sạch và năng suất của đất, làm tăng phát thải khí nhà kính như carbon và mêtan (chiếm 12% lượng khí thải toàn cầu), và góp phần vào sự mất đa dạng sinh học từ một số hệ sinh thái phong phú nhất về mặt sinh học trên Trái đất. Chương trình này dành 45 triệu USD để giải quyết một trong những nguyên nhân toàn cầu chính gây phá rừng thông qua sự tham gia của khu vực công và tư nhân trong việc mở rộng cung ứng các hàng hoá được quản lý một cách bền vững, đặc biệt là dầu cọ, đậu nành và thịt bò.

 

Tính bền vững và khả năng thích ứng an ninh lương thực ở vùng cận Sahara Châu Phi

Chương trình tổng hợp an ninh lương thực sẽ tập trung vào các hệ sinh thái nông nghiệp mà nhu cầu tăng cường an ninh lương thực được liên kết trực tiếp đến những cơ hội tạo ra lợi ích môi trường toàn cầu. Chương trình này nhằm thúc đẩy quản lý bền vững và tính chống chịu của các hệ sinh thái và các dịch vụ hệ sinh thái khác (đất, nước, đa dạng sinh học, rừng) như một phương tiện để giải quyết an ninh lương thực. Đồng thời, chương trình sẽ bảo vệ tiềm năng sản xuất lâu dài của hệ thống thực phẩm quan trọng nhằm đáp ứng nhu cầu thay đổi của con người. Chương trình tổng hợp an ninh lương thực sẽ theo sát các khuôn khổ chính sách cấp địa phương, quốc gia và khu vực để nhân rộng hệ thống sản xuất và các cách tiếp cận bền vững hơn và chống chịu hơn tại các khu vực thí điểm.