Hoạt động Quản lý rừng bền vững toàn cầu
Rừng bao phủ gần một phần ba tổng diện tích đất của thế giới. Rừng có khả năng tiềm tàng đem lại nhiều lợi ích cho môi trường toàn cầu như bảo tồn đa dạng sinh học, hấp thụ các bon, bảo vệ và chống lại sa mạc hóa. Quản lý rừng bền vững có thể tăng cường cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ cho khoảng 1,6 tỷ người đang phụ thuộc vào rừng để sinh sống. Các hệ sinh thái rừng cũng dự kiến đóng một vai trò quan trọng vào việc giúp đỡ người dân ở các nước đang phát triển thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu.
Không có định nghĩa chung cho việc quản lý rừng bền vững (SFM). Định nghĩa được nhất trí và được sử dụng nhiều nhất giữa các quốc gia được thể hiện trong công cụ không ràng buộc pháp lý (NLBI) cho các loại rừng của Diễn đàn Liên hợp quốc về rừng (UNFF). GEF hoàn toàn ủng hộ định nghĩa này, trong đó nêu: “Quản lý rừng bền vững là một khái niệm mới nhằm mục đích duy trì và nâng cao giá trị kinh tế, xã hội và môi trường của tất cả các loại rừng, cho lợi ích hiện tại và các thế hệ tương lai.”
Trên quy mô toàn cầu, lượng lưu trữ các bon của rừng nhiều hơn khí quyển trái đất. Kể từ năm 2007, vai trò của rừng như một bể chứa các bon quan trọng, gây được sự chú trong các buổi thảo luận về biến đổi khí hậu toàn cầu. Giảm phát thải từ việc phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là nỗ lực để tạo ra giá trị tài chính cho các bon được lưu trữ trong các khu rừng, là động cơ cho các nước đang phát triển giảm phá rừng và đầu tư vào các hoạt động các bon thấp theo hướng phát triển bền vững.
Hoạt động GEF về SFM/REDD+
Kể từ khi thành lập vào năm 1991, GEF đã tài trợ hơn 300 dự án và chương trình tập trung vào việc bảo tồn và quản lý rừng ở các nước đang phát triển. Tổng phân bổ GEF cho các sáng kiến trong thời gian này lên đến hơn 1,6 tỷ USD, huy động thêm được 5 tỷ USD từ các nguồn khác. Dựa trên hướng dẫn của ba công ước quốc tế liên quan đến rừng (CBD, UNFCCC và UNCCD), các dự án được GEF tài trợ chia thành ba loại:
- Bảo tồn rừng (chủ yếu ở các khu bảo tồn và vùng đệm)
- Sử dụng rừng bền vững (cảnh quan rừng sản xuất)
- Quản lý rừng bền vững (liên quan đến những nơi có rừng và cây ở các khu vực cảnh quan rộng hơn)
Từ năm 2007, GEF gia tăng cung cấp nguồn lực cho các dự án thí điểm tập trung vào REDD+ với trọng tâm thúc đẩy hợp tác liên nghành. Huy động đầu tư từ các lĩnh vực trọng tâm khác nhau của GEF cho thấy đây là một công cụ tốt để hài hòa các biện pháp can thiệp với tối đa hóa các lợi ích từ REDD+. Đối với chu kỳ bổ sung lần thứ năm (2010 – 2014) GEF đã tăng thêm cam kết về tài trợ REDD+.