Phát triển năng lực

Kể từ khi thành lập, GEF đã hỗ trợ phát triển năng lực ở tất cả các cấp, trong phạm vi các dự án và chương trình GEF, thông qua các hoạt động cụ thể tập trung vào các hoạt động phát triển năng lực và các hoạt động hỗ trợ. Kết luận của Hội nghị các Bên tham gia các Công ước, và nhu cầu xuyên suốt từ các nước về các hoạt độngphát triển năng lực cụ thể đã nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực nước đang phát triển, và do đó GEF đã cung cấp kinh phí có mục tiêu cho các hoạt động phát triển năng lực theo định hướng quốc gia cho các quốc gia đang phát triển.

Trong bối cảnh GEF, Phát triển năng lực đa lĩnh vực (CCCD) truyền thống đề cập đến việc hỗ trợ có mục tiêu cung cấp cho các nước để tăng cường năng lực thực hiện các cam kết đối với các Công ước Rio và các Hiệp định môi trường đa phương khác. Đây là loại phát triển năng lực tập trung vào giải quyết các vấn đề quản lý môi trường quốc gia liên ngành đồng bộ đối với các nước tham gia GEF, và là nguồnbổ sung cho hoạt động phát triển năng lực của các dự án theo lĩnh vực trọng tâm.

Chiến lược CCCD của GEF-6 khác với nội dung phát triển năng lực của từng lĩnh vực trọng tâm trong đó giải quyết những vấn đề cắt ngang mà các dự án của từng lĩnh vực trọng tâm không giải quyết. Đa lĩnh vực đề cập đến khả năng của GEF hình thành sự thống nhất giữa các công ước Rio và các Hiệp định môi trường đa phương khác và dẫn đến khả năng hợp tác giữa các ngành trong nền kinh tế.

GEF 6 đặc biệt tập trung vào các dự án có sự tham gia của các bên liên quan ở cấp trung ương và địa phương, đặc biệt là các Bộ: Tài chính, Nông nghiệp, Công nghiệp, Năng lượng, Kế hoạch, Ngân sách, nếu phù hợp, từ đó các vấn đề môi trường toàn cầu được hiểu như một phần thiết yếu của lợi ích quốc gia và được đưa vào quá trình ra quyết định thường xuyên.

 

Các phương pháp chiến lược để xây dựng năng lực

CCCD đã bắt đầu vào năm 1999 khi Hội đồng GEF phê chuẩn Sáng kiến ​​Phát triển năng lực để hiểu rõ hơn và đưa ra các cách tiếp cận mang tính toàn diện và chiến lược nhằm phát triển năng lực quốc gia theo hướng đáp ứng những thách thức của hành động môi trường toàn cầu, và mang lại kết quả môi trường toàn cầu.

Để hòa hợp các kết quả và thể chế hóa yêu cầu của các nước xin hỗ trợ GEF, Hội đồng GEF phê duyệt kinh phí để thực hiện tự đánh giá về những thách thức và cơ hội nhằm đáp ứng nghĩa vụ của các Công ước Rio và kiến nghị các hành động ưu tiên xây dựng năng lực vào năm 2001. Các quốc gia nhận 200.000 USD để thực hiện tự đánh giá năng lực quốc gia(NCSAs).

Được hỗ trợ bởi nhiều phân tích độc lập và chiến lược mới, Hội đồng GEF tiếp tục hỗ trợ NCSAs vào năm 2003 với việc phê duyệt Cách tiếp cận chiến lược thúc đẩy tăng cường năng lựcxác định bốn biện pháp để xây dựng năng lực. Một trong các biện pháp là tăng cường năng lựcliên quan đến nhiều lĩnh vực trọng tâm (xuyên suốt) là “một phương tiện hiệu quả để giải quyết các nhu cầu tăng cường năng lực một cách đồng bộ và thể chế mà không mang tính duy nhất cho bất kỳ lĩnh vực trọng tâm nào, nhưng vẫn hỗ trợ các nước để quản lý các vấn đề môi trường toàn cầu một cách tổng quát hơn.

Dựa trên các kết quả của NCSAs, 23 dự án cỡ trung bình – gọi là dự án CB2 – đã được phê duyệt trong khuôn khổ GEF-4 để giải quyết các hạn chế về năng lực môi trường quốc gia. Các dự án này chủ yếu tập trung vào việc phát triển các năng lực để cải thiện hệ thống quản lý môi trường và lồng ghép các vấn đề môi trường toàn cầu vào chương trình nghị sự phát triển quốc gia.

 

Sau các kinh nghiệm thành công với NCSAs, mục tiêu của Chiến lược phát triển năng lực đa lĩnh vực (CCCD) giai đoạn GEF-5 (2010-2014) nhằm giải quyết nhu cầu năng lực quan trọng giúp tăng cường khả năng của các quốc gia thực hiện nghĩa vụ theo các Công ước bằng cách tạo ra sự đồng bộ, đồng thời góp phần lồng ghép MEAs vào chính sách quốc gia, khung quản lý hoặc khuôn khổ tài chính và thể chế.