Hoạt động Suy thoái đất toàn cầu

Vấn đề chính

Suy thoái đất dùng để chỉ bất kỳ dạng suy thoái đất mà ảnh hưởng đến tính tính nguyên vẹn của hệ sinh thái. Điều đó bao gồm cả việc giảm năng suất của đất, sự phong phú của các sinh vật bản địa và duy trì khả năng phục hồi.

Suy thoái đất là một mối đe dọa lớn đối với đa dạng sinh học, ổn định hệ sinh thái, khả năng duy trì của xã hội, và tác động của suy thoái đất vượt qua quy mô địa phương hay khu vực.

Do tính liên kết giữa các hệ sinh thái, suy thoái đất gây ra các quá trình phá hủy, có thể gây tác động dây chuyền tới toàn bộ các tầng sinh quyển. Mất sinh khối, do phá hủy thảm thực vật và xói mòn đất, tạo ra khí nhà kính, góp phần vào sự ấm lên toàn cầu và biến đổi khí hậu.

Chúng ta làm gì

Năm 2003, GEF đã được chỉ định là một cơ chế tài chính của UNCCD, đảm bảo các dự án GEF giải quyết sa mạc hóa sẽ được gắn kết với các mục tiêu của Công ước. Như vậy, GEF hoạt động như một cơ chế tài chính bổ sung cho Cơ chế toàn cầu, gọi chung là hỗ trợ thực hiện Công ước.

Với việc hình thành lĩnh vực trọng tâm về suy thoái đất và sự chỉ định chính thức là cơ chế tài chính cho UNCDD, GEF tăng cường đầu tưcho các dự án quản lý đất đai bền vững.

GEF là một cơ chế tài chính của UNCCD, góp phần trực tiếp vào việc thực hiện Kế hoạch chiến lược và Khuôn khổ 10 năm (2008-2018) đã được phê duyệt bởi Hội nghị các Bên tham gia trong kì họp thứ 8. Kế hoạch chiến lược nhằm mục đích “tiến tới một quan hệ đối tác toàn cầu để đảo ngược và ngăn chặn sa mạc hóa/suy thoái đất và giảm thiểu tác động của hạn hán ở khu vực chịu ảnh hưởng để hỗ trợ xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững về môi trường.

Thách thức

Trên phạm vi toàn cầu, suy thoái đất ảnh hưởng đến 33% diện tích đất đai của Trái đất, với những hậu quả tác động tới 2,6 tỷ người tại hơn 100 quốc gia. Một trong những chỉ số chính là sự suy thoái đất diện rộng bị gây ra bởi sự xói mòn, xâm nhập mặn, đầm nén và suy giảm chất dinh dưỡng. Suy thoái đất dẫn đến giảm khả năng sản xuất của đất để duy trì sản lượng lượng sinh khối và đa dạng sinh học, điều hòa nước và chu kỳ dinh dưỡng. Chất lượng đất dần dần suy giảm không thể duy trì sản xuất nông nghiệp, tạo nên các vấn đề kinh tế xã hội ở các hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu sinh sống bởi các hộ nông dân nghèo và chăn nuôi gia súc. Tác động này có thể trầm trọng hơn bởi tính tổn thương gia tăng của con người với các hệ sinh thái nông nghiệp do biến đổi khí hậu.

Nhiệm vụ GEF nhằm chống lại sự suy thoái đất tập trung vào việc quản lý đất đai bền vững (SLM) vì sự suy thoái đất chủ yếu liên quan đến sa mạc hóa và phá rừng. Trong trường hợp này, các hoạt động nông nghiệp không bền vững, xói mòn đất, chăn thả quá mức, nạn phá rừng là những nguyên nhân chính gây thoái hóa đất, tất cả góp phần vào sự suy giảm của các dịch vụ hệ sinh thái. GEF giải quyết vấn đề suy thoái đất bằng cách giải quyết các nguyên nhân chính đồng thời tìm các giải pháp bền vững. Sa mạc hóa và mất rừng một phần do  hoạt động nông nghiệp không bền vững gây ra, nhưng lại gây ra những tác động làm giảm năng suất nông nghiệp. Đưa nguyên tắc SLM vào thực tiễn là một trong số ít các lựa chọn cho người sử dụng đất, đặc biệt là các hộ nông dân nhỏ và người chăn nuôi, để duy trì hoặc tăng năng suất hệ sinh thái nông nghiệp mà không phá hủy đất, gây xói mòn đất, làm suy giảm các dịch vụ sinh thái.

Các lĩnh vực dự án GEF tài trợ bao gồm ba nội dung về phương thức sản xuất chính: nông nghiệp bền vững (hệ thống cây trồng – vật nuôi), vùng chăn thả bền vững/quản lý cánh đồng cỏ (hệ thống nông nghiệp – đồng cỏ), quản lý rừng và đất rừng bền vững.

Nông nghiệp bền vững – Đầu tư của GEF trong nông nghiệp bền vững tập trung vào duy trì và cải thiện năng suất của hai hệ thống nước mưa và tưới tiêu. GEF hỗ trợ chủ yếu tập trung vào các hoạt động quản lý đất đai bền vững như đa dạng hóa cây trồng, luân canh cây trồng, bảo tồn nông nghiệp, nông lâm kết hợp, sử dụng nước và các công trình thủy lợi quy mô nhỏ.

Quản lý vùng chăn thả – GEF hỗ trợ quản lý bền vững sinh thái đồng cỏ thông qua tăng cường các hệ thống truyền thống hiệu quả và các biện pháp khác để cải thiện đất và bảo tồn nước. Các biện pháp can thiệp bao gồm giải quyết các mâu thuẫn của động vật hoang dã – chăn nuôi – cây trồng, bảo tồn các nguồn gen bản địa, giảm nước và xói mòn gió trong vùng chăn thả.

Quản lý rừng và đất rừng bền vững – GEF hỗ trợ việc giới thiệu và tăng cường các phương án quản lý bền vững, bao gồm cả việc ra quyết định có sự tham gia, sở hữu và quyền sử dụng đất (đặc biệt là các cộng đồng bản địa), chuỗi thị trường lâm sản bền vững, xây dựng và thực hiện các kế hoạch quản lý rừng, trồng rừng.

Bên cạnh các biện pháp can thiệp trong các hệ thống khác nhau, GEF cũng tập trung vào việc quản lý tài nguyên thiên nhiên trong bối cảnh cảnh quan rộng lớn hơn. Điều này cho phép các khoản đầu tư tập trung vào quản lý hiệu quả các hình thức sử dụng đất cạnh tranh, bồi hoàn dịch vụ hệ sinh thái, các cơ hội để tăng cường đầu tư trong SLM qua các nguồn khác nhau như chi trả dịch vụ hệ sinh thái (PES), tài chính carbon, v.v…