Hoạt động Hoá chất và Chất thải toàn cầu
Vấn đề chính
Ô nhiễm do hóa chất là vấn đề toàn cầu. Các hóa chất độc hại được tìm thấy trong tất cả các hệ sinh thái trên Trái đất, do đó ảnh hưởng tới đa dạng sinh học, sản xất nông nghiệp và môi trường nước, các nhà khoa học cho rằng con người ngày nay ẩn chứa trong cơ thể một lượng lớn các hóa chất độc hại, mà chưa thể xác định được tác động của nó đối với sức khỏe.
Hóa chất sẽ được tái tạo hoặc thải ra như là một phần của chất thải vào cuối vòng đời sử dụng. Sự quản lý không đúng các chất thải đó (ví dụ qua đốt ngoài tự nhiên) gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và môi trường.
Các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs)
Trong tất cả các chất ô nhiễm thải vào môi trường qua các hành động của con người, các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs) là một trong những chất nguy hiểm nhất. POPs là thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp hay sản phẩm phụ không mong muốn của quá trình công nghiệp được sử dụng trong nhiều thập kỉ, gần đây được tìm thấy với một số đặc điểm đáng lo ngại như:
Khó phân hủy – POPs chống lại sự phân hủy trong không khí, nước và các trầm tích;
Tích lũy sinh học – POPs được tích lũy trong các “mô sống” với nồng độ cao hơn so với những chất trong môi trường sống xung quanh
Vận chuyển tầm xa – POPs có thể đi rất xa các nguồn thải thông qua không khí, nước, động vật di cư; thường gây ô nhiễm cho các khu vực xa hàng ngàn km từ bất kì nguồn thải nào.
POPs có tính độc hại cao và lâu dài; là nguyên nhân của một loạt bệnh tật và dị tật bẩm sinh ở người và động vật. Một số tác động xấu của POPs tới sức khỏe con người như ung thư, tổn thương hệ thống thần kinh trung ương và ngoại vi, rối loạn sinh sản, sự gián đoạn của hệ thống miễn dịch. Những hóa chất tổng hợp di chuyển ở mọi nơi, thậm chí vượt qua rào cản nhau thai vào tử cung, tấn công bào thai trong gia đoạn phát triển dễ bị tổn thương nhất.
POPs không bị ảnh hưởng bởi biên giới quốc tế, và thường ảnh hưởng xuyên thế hệ, ảnh hưởng đến cả người lớn và trẻ em. POPs có thể ảnh hưởng tới con người và động vật hoang dã chỉ với một liều lượng nhỏ. Các mối nguy hiểm nghiêm trọng với môi trường và sức khỏe con người được tạo ra bởi các hóa chất này; đặc biệt ảnh hưởng ở nước đang phát triển, nơi mà các hệ thống và công nghệ giám sát, theo dõi các nguồn thải còn yếu hoặc không tồn tại. Ở khắp châu Phi, ví dụ: có ít nhất 50.000 tấn thuốc trừ sâu quá hạn đang gây ô nhiễm đất, nước, không khí và nguồn thực phẩm.
Chúng ta làm gì
Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) đóng vai trò xúc tác trong việc tận dụng các nguồn ngân sách từ chính phủ các nước và khuyến khích khu vực tư nhân đóng góp nhiều hơn để đạt được việc loại bỏ và giảm thiểu các hóa chất và chất thải độc hại. GEF cam kết giải quyết các nguyên nhân gây ô nhiễm hóa chất bằng cách:
– Ngăn ngừa sự tiếp xúc của con người, môi trường với các hóa chất và chất thải độc hại có tầm quan trọng toàn cầu
– Giúp các nước dịch chuyển theo hướng thay đổi một cách sáng tạo, nhanh chóng, và chuyển biến, kết hợp các hệ thống và các công nghệ an toàn môi trường với các biện pháp, chính sách và cơ chế về tài chính và tổ chức.
– Cho phép phát triển các điều kiện, công cụ và môi trường đối với việc quản lý hợp lí các hóa chất và chất thải độc hại.
– Giảm tỷ lệ các hóa chất và chất thải độc hại, hỗ trợ thực hiện các công nghệ sạch hay thay thế
Thực hiện các mục tiêu Công ước Stockholm
Nhận thức được sự nguy hiểm của POPs, nhiều nước bắt đầu hạn chế hoặc cấm sản xuất, sử dụng, và phát tán. Những nỗ lực này dẫn đến việc hình thành Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy. Hơn 160 quốc gia thành viên của Công ước đồng ý loại bỏ hoặc làm giảm sự phát tán của POPs vào môi trường.
Công ước Stockholm hiện đang tập trung vào 21 POPs được quan tâm trước mắt: thuốc trừ sâu, hóa chất công nghiệp, và sản phẩm phụ không mong muốn – phát sinh từ quá trình đốt cháy và quy trình sản xuất công nghiệp; và các chất gây ung thư mạnh nhất được biết đến cho đến nay.
Các chất bị cấm
|
|
|