Chương trình hỗ trợ quốc gia
Mục tiêu chính của Chương trình Hỗ trợ Quốc gia (CSP) là tăng cường năng lực đầu mối quốc gia GEF để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ hỗ trợ các chương trình môi trường toàn cầu tại các nước và khu vực bầu cử, bao gồm cả việc cải thiện tổng thể công tác điều phối quốc gia và khu vực bầu cử về các vấn đề môi trường toàn cầu. Chương trình do Ban Thư ký GEF quản lý.
Giai đoạn mới của CSP sẽ cung cấp hỗ trợ cho các đầu mối quốc gia thông qua các hoạt động sau:
Đối thoại Quốc gia
Các cuộc đối thoại thông báo cho các nước về vấn đề môi trường toàn cầu và các chính sách và thủ tục của GEF; các cuộc đối thoại này cũng hỗ trợ các nước tổng kết các hoạt động GEF tài trợ và kết quả của các dự án , tiếp tục xác định các ưu tiên tài trợ và xây dựng các chiến lược và kế hoạch quốc gia, tăng cường cơ chế và quá trình phối hợp về GEF ở cấp quốc gia và cơ chế phối hợp liên ngành, tăng cường hợp tác giữa các cơ quan và quan hệ hợp tác và thúc đẩy việc lồng ghép GEF vào trong kế hoạch và quá trình phát triển môi trường bền vững quốc gia.
Các cuộc đối thoại được tổ chức theo yêu cầu của đầu mối quốc gia GEF và có sự tham gia của các bộ ngành và các cơ quan, các tổ chức NGO, các cộng đồng, các tổ chức khoa học và nghiên cứu, khu vực tư nhân, cũng như các đối tác và các nhà tài trợ trong nước.
Hội thảo khu bầu cử mở rộng (ECW)
Các cuộc hội thảo với mục đích cập nhật cho cácđầu mối quốc gia GEF, đầu mối công ước và các bên liên quan khác, bao gồm cả xã hội dân sự, về các chiến lược, chính sách, thủ tục của GEF và thúc đẩyphối hợp và trao đổi giữa các bên. Các sự kiện này là cơ hội cho các đầu mối quốc gia gặp gỡ các đầu mối quốc gia khác trong khu vực và các đối tác GEF để thảo luận và đánh giá các chính sách, thủ tục và chia sẻ bài học kinh nghiệm từ việc xây dựng và thực hiện các dự án GEF và việc lồng ghép vào trong khuôn khổ chính sách quốc gia.
Các cuộc họp khu vực bầu cử
Các cuộc họp này được tổ chức theo yêu cầu của các thành viên Hội đồng và chỉ dành cho các đầu mối của các nước thành viên của Khu vực bầu cử.
Mục đích của cuộc họp khu vực bầu cử là để các thành viên Hội đồng của các nước thuộc khu vực bầu cử gặp gỡ để thảo luận về các vấn đề và xác định quan điểm của khu vực bầu cử tại cuộc họp của Hội đồng.
Những cuộc họp này cũng là cơ hội để chia sẻ thông tin và lấy ý kiến về các vấn đề trong chương trình nghị sự của Hội đồng, xem xét các vấn đề quốc gia và điều phối khu vực bầu cử và tăng cường các nỗ lực truyền thông và tiếp cận cộng đồng, quyết định các vấn đề quản trị bầu cử, cũng như việc đề xuất các nước sẽ đảm đương vai trò thành viên Hội đồng và các thành viên thay thế (thỏa thuận luân chuyển), và thảo luận về việc thực hiện các dự án GEF và chia sẻ các bài học kinh nghiệm.
Hoạt động xây dựngdanh mục dự án Quốc gia (NPFE)
NPFEs tự nguyện là công cụ để giúp các nước quan tâm xây dựng hoặc hoàn thiện các quy trình và cơ chế quốc gia để xây dựng chương trình hoạt động GEF. NPFEs là hoạt động do các nước thực hiện. Việc lựa chọn thực hiện NPFE là do quốc gia tự quyết định và đây không phải là điều kiện tiên quyết để có được các khoản tài trợ của GEF.
Hội thảo giới thiệu
Các cuộc hội thảo này hiện dành cho các cán bộ Cơ quan GEF mới và các đầu mối quốc gia mới.
Hội thảo giới thiệu GEF được tổ chức mỗi năm một lần tại Washington, D.C, để đào tạo cán bộ đầu mối quốc gia mới và cán bộ Cơ quan GEF về chiến lược, chính sách và thủ tục GEF.